Let’s travel together.

Chủ tịch UBND TPHCM đối thoại với 36 ông lớn địa ốc

Sáng nay (22/2), 36 doanh nghiệp bất động sản sẽ có cuộc họp bàn với ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM và ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch để tháo gỡ khó khăn cho thị trường

Theo đó, nội dung buổi làm việc sẽ xoay quanh các vấn đề đang còn vướng mắc, tồn tại liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản hiện nay.

Theo thông tin từ Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), từ tháng 10/2015 đến hết năm 2018, có đến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng và 158 dự án bất động sản (BĐS) có nguồn gốc quỹ đất thuộc nhà nước quản lý phải rà soát lại thủ tục pháp lý, cá biệt có một số trường hợp thuộc diện phải thanh tra, điều tra.

Chủ tịch UBND TPHCM đối thoại với 36 ông lớn địa ốc - 1
Doanh nghiệp bất động sản TPHCM đang gặp rất nhiều khó khăn

Tháng 3/2019, lãnh đạo TPHCM và cơ quan có thẩm quyền của Trung ương đã quyết định cho 124 dự án được vận hành trở lại bình thường, nhưng trên thực tế hầu hết các dự án này vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường.

Kết quả là năm 2019, toàn TPHCM chỉ có 1 “dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất ở” được “chấp thuận chủ trương đầu tư”, giảm 12 dự án, tương đương tỷ lệ 92%. Chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư”, giảm 24 dự án, tương đương 85%. Chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận đầu tư”, giảm 64 dự án, tương đương 80%.

Tình trạng sụt giảm nguồn cung là nút thắt lớn của thị trường BĐS TPHCM trong 2 năm qua, mà nguyên nhân là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật.

Theo đó, buổi đối thoại trong ngày 22/2 giữa lãnh đạo UBND TPHCM và 36 doanh nghiệp kinh doanh địa ốc với hi vọng cùng gỡ nút thắt của thị trường. Từ đó, giúp thị trường trở lại và giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Chủ tịch UBND TPHCM đối thoại với 36 ông lớn địa ốc - 2
Nhiều dự án bất động sản tại TPHCM đang bị “ách tắc” kéo dài

Danh sách 36 doanh nghiệp tham gia họp với lãnh đạo Tp.HCM vào ngày 22/2/2020

1. Công ty CP Đầu tư Nam Long

2. Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh

3. Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang

4. Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng Lê Thành

5. Công ty CP Xây dựng – Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình

6. Chủ tịch Tập đoàn C.T Group

7. Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House)

8. Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long

9. Công ty TNHH ĐT Địa ốc Thành phố (City Land)

10. Công ty CP Bất động sản Sơn Kim (SonKim Land)

11. Chủ tịch Tập đoàn Quốc tế Năm Sao

12. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim

13. Công ty CP Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Himlam Land)

14. Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn

15. Công ty CP Địa ốc và Xây dựng S.S.G 2

16. Công ty CP Đầu tư Xây dựng SX – DV – DL Thiên Phát

17. Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát

18. Công ty CP Địa ốc Việt (Vietcomreal)

19. Công ty CP Đầu tư Địa ốc NoVa (02 người dự họp)

20. Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn (SAIGON RES)

21. Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương tín (TTC Land)

22. Công ty CP Kiến Á

23. Công ty CP Đầu tư Địa ốc Bến Thành (Capella Holdings)

24. Công ty CP Đại Quang Minh

25. Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5

26. Tập đoàn Vingroup CN thành phố Hồ Chí Minh

27. Công ty Cổ phần Hà Nội Ngàn Năm

28. Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine

29. Công ty Cổ phần Thế Kỷ 21

30. Công ty Đại Phúc Land

31. Công ty Nhà Bình Dân

32. Công ty CP Địa ốc Thảo Điền

33. Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai

34. Công ty TNHH Kelsey Việt Nam

35. Công ty CP Xây dựng Địa ốc Xanh

36. Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm

Theo dantri.com.vn

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.